Các cặp vợ chồng lấy nhau về sinh con đẻ cái là niềm hạnh phúc nhất trong gia đình, nhưng một số trường hợp việc có thai rất khó khăn do môi trường sống, di căn hay thiếu hiểu biết. Sau đây là 6 cách đơn giản để hướng dẫn cho bạn có thai.
1. Kiểm tra trước khi mang thai
Trước khi bạn bắt đầu vào giai đoạn chuẩn bị khởi động cho việc mang thai, hãy tiến hành thực hiện một số xét nghiệm nhỏ và hỏi ý kiến bác sĩ. Hãy tìm hiểu về các loại vitamin trước khi sinh có chứa axit folic, đây là một loại axit quan trọng giúp làm giảm nguy cơ mắc các khuyệt tật bẩm sinh của em bé sau này, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Bạn đừng bỏ qua điều này trước khi sinh, bởi nếu bạn gặp một vấn đề nào đó về sức khỏe, bác sĩ cần kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo cho bạn được an toàn khi bắt đầu mang thai.
2. Nắm rõ chu kỳ của mình
Những kiến thức về giới tính chính là chiếc chìa khóa quan trọng, mở ra khả năng mang thai cao cho người phụ nữ. Phụ nữ cần phải thực sự hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt của mình và chính họ là người biết rõ khi nào khả năng thụ thai là cao nhất. Thời kỳ rụng trứng chính là thời điểm “vàng” để gia tăng khả năng thụ thai.
Người phụ nữ cần hiểu rõ các triệu chứng của việc rụng trứng, trong đó bao gồm những thay đổi trong chất nhờn ở cổ tử cung, lượng dịch nhờn ra nhiều hơn, và một dấu hiệu khác của thời kỳ rụng trứng chính là việc bị đau nhức một bên.
Ngày đầu tiên trong kỳ kinh nguyệt của bạn là ngày 1, bạn có thể thử “quan hệ” vào ngày thứ 9 của kỳ kinh và duy trì thường xuyên việc “quan hệ” này cho tới khi bạn thấy có những dấu hiệu tích cực xuất hiện. Chu kỳ của phụ nữ thông thường có 28 ngày, nên việc rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 14 của kỳ kinh, nhưng với nhiều phụ nữ có vòng kinh dài hơn hoặc ngắn hơn, bạn có thể nới rộng hoặc thu hẹp tính toán về thời gian rụng trứng để được chắc chắn hơn.
Đừng chờ đến kỳ rụng trứng rồi “quan hệ” liên tục để mong có thể thụ thai ngay. Ảnh minh họa.
3. Đừng mất công tìm hiểu về các tư thế dễ thụ thai nhất
Có rất nhiều lời đồn thổi về những vị trí “quan hệ” tốt nhất để dễ dàng thụ thai, nhưng tất cả chỉ là đồn thổi thôi. Chưa hề có một bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc duy trì tư thế này có nhiều khả năng thụ thai hơn tư thế khác.
Trường hợp vô cùng hiếm gặp, khi tử cung của người phụ nữ ở vị trí bất thường thì lúc đó, việc thay đổi vị trí mới có khả năng tạo ra sự khác biệt nào đó.
Tuy nhiên, để tránh trường hợp tinh dịch bị trào ra ngoài thì bạn cần lựa chọn một tư thế tốt nhất sau khi “quan hệ” để ngăn cản tinh trùng “bơi ngược dòng”. Lời khuyên có thể là bạn sử dụng một chiếc gối để kê cao chân lên, để như thế trong khoảng 10 – 15 phút cho tinh trùng “bơi” vào trong âm đạo.
4. Đừng quá lạm dụng
Đừng ngồi chờ đến kỳ rụng trứng rồi “quan hệ” liên tục để mong có thể thụ thai ngay, điều này không hề giúp tăng khả năng có thai như bạn tưởng. Đây có vẻ như là một ý kiến hay, nhưng bạn cần biết rằng, lượng tinh trùng và chất lượng của các “tinh binh” cũng giảm đáng kể khi các bạn “giao ban” quá thường xuyên.
Vì tinh trùng có thể sống tới 72 giờ sau khi giao hợp nên các bạn có thể lựa chọn “giao ban” cách ngày 1 lần. Khi đó, chất lượng tinh binh được xem là “thiện chiến” nhất.
Cũng theo một nghiên cứu đã được công bố, việc chồng bạn mặc quần quá bó, ôm khít vào “cậu bé”, để điện thoại trong túi quần, và ăn quá nhiều thực phẩm làm từ đậu nành, có thể ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng tinh trùng.
5. Giảm stress càng nhiều càng tốt
Nếu bạn quá cố gắng, nỗ lực để thụ thai được, việc này dễ khiến bạn bị stress nhiều hơn. Khi stress, tâm lý của bạn tác động lên chu kỳ kinh nguyệt, dẫn tới vòng kinh không đều và thay đổi cả thời gian rụng trứng. Hơn nữa, nó còn có thể gây ra việc rối loạn chức năng sinh dục và đẩy mối lo lắng đó sang người chồng.
Có một số nghiên cứu đã chứng minh rằng việc châm cứu có thể giúp giảm stress và nhờ đó, tăng khả năng thụ thai. Cần nhớ, rượu và các chất kích thích khác là kẻ thù chống lại những nỗ lực có thai của bạn, tuy nhiên, một ly rượu vang nhỏ có thể là chất kích thích tuyệt vời cho việc giảm stress và “chuyện ấy”. Bạn hãy cố gắng giảm căng thẳng càng nhiều càng tốt và loại bỏ áp lực phải có thai ra khỏi đầu, khi đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội thụ thai hơn.
6. Duy trì lối sống khỏe mạnh
Bạn biết rõ, tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu đang muốn có thai thì đây chưa hẳn là điều tốt. Việc tập luyện quá nhiều sẽ khiến việc rụng trứng khó khăn hơn, vì việc này sẽ làm tuyến yên ngưng tác động lên buồng trứng.
Điều này không có nghĩa là bạn nên ngừng việc luyện tập thể thao khi muốn có thai. Nếu bạn đã luyện tập thể dục từ lâu và chu kỳ vẫn đều đặn thì việc luyện tập thể thao trước kỳ mang thai không hề ảnh hưởng gì.
Cách tốt nhất là bạn có thể tham gia các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ 3 lần/ tuần, tập aerobic nửa tiếng mỗi ngày… Theo dõi chế độ ăn uống của mình, ăn kiêng là con dao hai lưỡi với những phụ nữ đang muốn có thai. Cần đảm bảo đủ cân nặng và sức khỏe để sẵn sàng nuôi dưỡng một bào thai trong bụng.
Bên cạnh tất cả những tác động tiêu cực lên sức khỏe khi người phụ nữ hút thuốc, thói quen này cũng làm giảm khả năng sinh sản, khiến cơ hội có thai trở nên khó khăn hơn vì nó ảnh hưởng tới mức độ estrogen và việc rụng trứng.
Một thống kê cho thấy, 85% phụ nữ sẽ có thai sau một năm áp dụng các biện pháp trên. Nếu sau 1 năm, bạn vẫn không thể có thai thì nên gặp bác sĩ để khám cũng như tìm ra nguyên nhân. Đối với phụ nữ trên 35 tuổi, sau 6 tháng cố gắng mà vẫn không có thai, các chuyên gia khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để xin ý kiến tham khảo.
Theo Eva